Skip to main content

TRƯỜNG THƠ LOẠN QUA THẨM MỸ QUAN DIONYSOS

 Trích: "TRƯỜNG THƠ LOẠN QUA THẨM MỸ QUAN DIONYSOS"

                                                            (Võ Quốc Việt)

***

"Sử linh tư tưởng"

Trên phương diện tư tưởng, có thể nói “Chơi giữa mùa trăng” thuộc vào hàng đệ nhứt kiệt tác của Trường Thơ Loạn và thơ Việt hiện đại. Lẽ vì nó biểu thị hầu như mọi nẻo của hồn linh Dionysos với khả lực loạn cuồng phi thường.

Nên nhắc lại, loạn không mang sắc thái tiêu cực; gọi “loạn” chỉ để nói đến cách thế khác với sự mực thước đoan chính mà thôi. Loạn tức phi thường. Loạn vượt đến “linh hồn thanh khiết”.

Khi ngòi bút của tôi đã thấm nhuần những ý nhĩa cao cường, truyền sang bởi điện tính truyền của trí tuệ, tôi phơi lên mảnh giấy thanh sạch này những tình cảm nóng ran, tràn trề và thơm lựng. Hỡi quý nhân, người có nghe thấy điều gì mới lạ, tinh khôi, reo lên, hiện lên, và sử linh tư tưởng của người? Người cảm giác ra làm sao! Hay là mắt người đã no rồi, tai người đã đầy hơi khoái lạc, thần trí người đã mê man, người linh tính để phân biệt màu sắc và âm thanh của sự vật. Người thấy gì trong ánh sáng?[1].

Dường như trong tâm tưởng vọng lại âm ba Hy Mã tuyết phủ ngàn năm và lời Zarathoutra thủ thỉ bên tai từ bữa xa rời linh trưởng. Chỉ có thể một sinh thể nghệ thuật bốn chiều! Tiếng hát mộng du dần đi vào cõi tâm linh, tức là vượt thoát khỏi giới ba chiều, đi vào giới bốn chiều, tức thời tính. Biểu hiện khả thể nội tại bốn chiều: phá vỡ quy hệ tư duy, phá vỡ quy phạm ngữ ngôn; phá vỡ quy thúc tâm lý; vận động từ tâm trí đến tâm linh (căn bản ở chỗ xem thời tính cũng như không tính).

Hàn và Bích đã tương phùng ở cõi ấy. “Sự phát triển bồng bột quá, dồi dồi quá, sẽ đưa linh cảm chàng đến một địa hạt siêu thần hơn; thơ chàng cũng như hồn chàng, sẽ qua hết những không khí nhiệm mầu, bay cao đến tột cùng của Nước Trời hay chìm đắm xuống đáy sâu Địa-Ngục[2]. Hàn còn tinh ý nhận ra lối “điển quang biện chứng pháp” trong thơ Bích. Ở chỗ, Hàn phân tích màu sắc cụ tượng và màu sắc trừu tượng hiển hiện từ lối điển quang ấy[3]. Hiện hữu Bích chẳng phải hiện như hữu “máu thịt” mà đã hữu như hiện “tinh linh ánh sáng”. Và thần thức điển quang ấy khiến Hàn phải thốt lên: Bích là một thi sĩ thần linh.

Nhìn Hàn từ phía Nietzsche, từng có người còn đặt Hàn cao hơn Nietzsche. “Nietzsche hay Heidegger thì cũng đang mê đắm nơi trò chơi phủ nhận. Chỉ có Hàn Mặc Tử là không lập lại, không trích, không từ chương. Con người Hàn Mặc Tử, con người thể xác và thần trí, rả ra để phát nên Lời, như Bồ tát Quảng Đức thoát trên đầu Lửa, im như nguyệt, mà truyền TIN cho thế giới[4]. Thi Vũ thấy Nietzsche còn quẩn quanh túng khẩu trong khi Hàn đã vang lời. Từ phía Thể Tính Bàu Đá, Thi Vũ xác lập Hàn như nỗ lực “sử linh tử tưởng”[5]. Nhưng cả Thi Vũ và Phạm Công Thiện vẫn còn đứng ở dưới ngó lên, bởi tại vin vào căn bệnh quái ác để bàn đến thi sử Hàn Mặc Tử, bàn đến sử mệnh Hàn Mặc Tử liên hệ sử mệnh quê hương. Sao thiên hạ vẫn thường vin vào chuyện bệnh tật của Hàn để luận chứng về cách thế dị thường ấy. Trong khi bệnh tật chỉ là vấn đề thể xác mà nếu như không có sự khai mở trước đó thì cái bệnh quái ác kia sao có thể bung nở hoa điên trác tuyệt (bao nhiêu người bất hạnh vướng bệnh hiểm nghèo nhưng đâu phải ai cũng trở thành Hàn Mặc Tử). Liệu có ai để tâm quãng đời thơ ấu kịch liệt của Hàn và giây phút cận tử do Nguyễn Bá Tín kể lại, đã tác động triệt để đến Trí, biến Trí thành ra Hàn Mặc Tử. Giây phút cận tử trên phương diện tinh thần đưa Hàn đến với sự thức nhận về tâm linh. Phải chăng đây mới là nguyên do dẫn tới khai mở và khả năng nhạy cảm khác thường của Hàn đối với hữu hiện thế giới, là chìa khóa đưa Hàn đến đệ tứ chiều kích, khiến Hàn hiểu “vĩnh cửu tính chất” của Nietzsche để tao ngộ với hằng cửu ấy trong thơ Bích và Chế. Mấy lời nhắc nhớ của Hàn khi tương ngộ với Bích, thiết nghĩ, có thể làm bằng chứng cho mối tương quan/tương đồng nào đó giữa cơn say Rượu Đế An Nam với cuộc nhậu Pinot Gris Đức Quốc.

Thành ra, “làm sao mà hiểu thấu được cái hay thấm thía, cái âm nhạc réo rắt, cái linh hồn siêu việt của thi phẩm người[6]. Về Xuân Như Ý và Thượng Thanh Khí: Trần Thanh Mại còn nhìn thấy: “Hồn thơ của thi sĩ càng ngày càng xa cõi thế gian và mọi thứ tình tứ của người thường, như một làn trầm hương bốc tỏa lên cao, cao mãi, khi thơ của thi sĩ cũng vượt ra ngoài cả bầu không khí trần gian mà dâng lên tận những tầng khinh khí thiên không, những vùng trời, cao khiết đến không hề nhuốm lấy một hạt bụi nhỏ, thanh tịnh đến không hề rộn lấy một tiếng động chạm[7]. Việt giới ở chỗ biết rằng không có giới hạn. Thiên địa tứ thời, nhân gian ấm lạnh, mà Hàn chỉ rặc một cõi xuân. Bởi vì đâu? Trần Thanh Mại ví Hàn như con tằm ủ kén (nói vậy có phải để hậu thế viện cớ phúng thích "tháp ngà” yếm thế). Làm vậy khác gì bắt con phượng hoàng đem nhốt vào lồng. Vậy thì tội nghiệp phượng hoàng lắm ru! Bởi con chim tung cánh rẽ thêm phương trời. Con chim phượng hoàng đã bỏ lại cõi người dưới vòm trời. Chính Trần Thanh Mại xác nhận phượng hoàng bỏ đời thế tục. “Thi sĩ đã đi lạc đường ra ngoài mức, ngoài trình độ lĩnh hội của người thế gian, nghĩa là ngoài cả lĩnh hội của chính thi sĩ nữa.[8]. Có phải ngầm thừa nhận: không thể suy nghiệm[9] thơ Hàn. Hàn cố vượt ra ngoài phạm vi ngữ nghĩa của ngôn ngữ ba chiều. Sự võ đoán, lỏng lẻo giữa vỏ và ruột, giữa xác và hồn khiến cho ngữ ngôn ba chiều thành ra khí cụ tai hại dẫn đến cảnh lệch pha giữa người với người, khiến cho vực thẳm tôi và phi-tôi, giữa ngã với tha càng thêm dịu vợi muôn trùng. Hàn từng nói: “sự cắt nghĩa đối với thơ là vô ích. Người ta cảm biết một cách tự nhiên[10]. Bởi “Trí Người đã dâng cao và thơ người dâng cao hơn nữa. Thì ra Người đang say sưa đi trong Mơ ước, trong Huyền diệu, trong Sáng láng và vượt hẳn ra ngoài Hư linh…[11]. Vậy thì ai nỡ bắt ý thơ/hồn thơ/nguồn thơ phải “nằm trong phạm vi lĩnh hội của người”, liệu có phải “cầm tù” Hàn hay không?

Thơ Hàn-Bích-Chế ví như “Dimethyltryptamine” mà người xưa vẫn dùng để thông linh. Thi ca=liên kết phân tử tâm linh. Và khi Hàn cho rằng Bích là thi sĩ thần linh thì chính Hàn đã tương phùng với Bích ở chỗ ấy. Và sự thông linh này liệu có gần gũi thân thích gì với nẻo đạo Xuân Thu sau nữa thì chưa dám nói, nhưng nét tương đồng thượng thanh khí với thanh khí thì có thực!

““Thơ” là Đạo, cái đệ nhất nguyên lý, sẽ sáng tạo được vạn vật, khi đã chia âm dương. Âm dương phải tương phối mới có sáng tạo, phát huy được cái đạo nguyên thủy[12].

Chế Lan Viên cũng chia sẻ với Hàn ở điểm: loạn trào lý trí. Chớ lấy lý do bệnh hoạn, mà nên nhớ khoảnh khắc cận tử hồi niên thiếu đã biến Nguyễn Trọng Trí thành ra Hàn Mặc Tử, mới là thâm nguyên sơ xưa dẫn bước chàng đến đệ nhứt hiện thực –  thực tướng của hữu tại. Và dù gán cho Hàn tượng trưng khuynh hướng, siêu thực trào lưu hay tôn giáo thi ca, tất cả đều là Hàn mà không phải là Hàn. Có lẽ, chàng chỉ như một hơi Rượu Bàu Đá trung phần nước Việt.

Cốt thơ/Thần thức vũ trụ (Cosmic consciousness): khả năng trực quan bản chất. Thơ ca tức đốn ngộ! Bấy giờ có thể hiểu vì sao giây phút “cận tử” của linh hồn đưa chữ nghĩa vượt qua ngữ thức khế ước thông thường! Chính ở thần thức, lý giải vì sao anh bồ nhí Dionysos nằm dưới lòng huyệt mộ u minh vô thức vẫn có thể linh hiển đội mồ.

Đến đây, sau khi đã dụng đến quy hệ Apollo-Dionysos để định vị Trường Thơ Loạn. Vị đã định thì quy hệ không còn cần thiết nữa. Từ rày trở đi, bạn đã có “loài thi sĩ” trung phần nước Việt chuyên chở thơ Việt sang bờ tư tưởng. Từ nay về sau, chớ ai hò xê xự xàng liu để nhắc tới giống loài ấy nữa, mà hãy thắp nén tâm nhang tiếp giao với loài ấy trong cõi vô lượng muôn đời!

Chung quy, Trường Thơ Loạn (trong tương quan phần còn lại của Thơ mới), lập thành cách thế tư tưởng, một phương thức tư duy, một hình thái tâm linh. Trường Thơ Loạn: chân kinh của “sử linh tư tưởng” trong thi ca Việt thế kỷ XX.

Rừng Dầu, tháng 9/2022

Võ Quốc Việt


Trích tham luận Hội thảo khoa học: “90 NĂM THƠ MỚI VÀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN”.

Comments

Popular posts from this blog

TÌM HIỂU PHÊ BÌNH HẬU NHÂN

  TÌM HIỂU PHÊ BÌNH HẬU NHÂN (Võ Quốc Việt) * Trong bối cảnh văn hóa đại chúng thế kỷ XXI, văn học cộng hưởng thực tiễn toàn cầu hóa, số hóa, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Thời đại mà Stefan Herbrechter tạm gọi “hậu văn học” - thời đại mà việc tiếp cận của phê bình hậu nhân “ vừa nhận diện vừa thận trọng đối với xu hướng đương thời trong việc rời bỏ phương tiện và định chế trung tâm của văn chương thuộc về chủ nghĩa nhân văn, với tất cả những dính líu về xã hội-kinh tế-văn hóa-chính trị, với thiết chế quyền lực và thẩm mỹ của nó đằng sau đó ” [1] . Bấy giờ phê bình hậu nhân tiếp cận diễn ngôn nghệ thuật xuyên phương tiện ở một số khía cạnh: không gian hậu nhân (posthuman space), chủ thể hậu nhân (posthuman subject), hình tượng lệch chuẩn (eccentric image). Trong đó, chủ thể hậu nhân (posthuman subject) cơ hồ tương liên với khái niệm thực thể thông tin vật chất (informational-material entity [2] ) của Katherine Hayles trong  How We Became Posthuman . Đặc điểm của thực...

LƯỢC BIÊN HẬU NHÂN LUẬN

  LƯỢC BIÊN HẬU NHÂN LUẬN Thuật ngữ “Hậu nhân luận” được sử dụng để chỉ loạt quan điểm lý thuyết đương thời được đưa ra bởi những nhà nghiên cứu có nền tảng học thuật trong lĩnh vực triết học, khoa học và nghiên cứu công nghệ, nghiên cứu văn học, lý thuyết phê bình, xã hội học phê phán và nghiên cứu truyền thông. Trong những lĩnh vực nghiên cứu này, hậu nhân luận nêu ra một loạt các sự phá vỡ giả thiết nền tảng của văn hóa phương Tây hiện đại: đặc biệt, hậu nhân luận đề ra lối nhận thức mới về chủ thể người trong tương liên với thế giới tự nhiên nói chung. Lý thuyết hậu nhân đề xuất nhận thức luận mới không lấy con người làm trung tâm và lẽ đó không đặt trọng tâm ở nhị nguyên luận của Descartes. Nó tìm cách làm xói mòn những ranh giới cố hữu giữa con người, động vật và công nghệ. Lý thuyết gia hậu hiện đại Ihab Hassan đã đặt ra thuật ngữ này và còn nêu ra định nghĩa mang tính khai mở trong bài báo với tiêu đề “Prometheus as Performer: Towards a Posthumanist Culture?” (1977). Liên...

LADY GAGA VÀ THỰC THỂ HẬU NHÂN

  LADY GAGA VÀ THỰC THỂ HẬU NHÂN Võ Quốc Việt   (lược dịch và luận giải) *** Là nghệ sĩ tiêu biểu của văn hóa đại chúng Mỹ từ thập niên 2010 đến nay, tác phẩm của Lady Gaga thể hiện sự kết hợp rất thú vị giữa các biểu hiện nội tại và ngoại tại của thực thể hậu nhân (Posthuman Entities). Vì các sản phẩm âm nhạc của cô cho thấy ý hướng muốn khuynh đảo các thiết chế nhân tính nhị nguyên của chủ nghĩa nhân văn (có từ thời Phục Hưng và được gia cố thêm từ thời Khai Sáng). Đó là sự xuyên vượt các giới hạn giữa người với máy móc, người với động vật, chủ thể với khách thể, tự ngã với tha nhân, giữa nam với nữ. Nhìn từ góc độ này, có thể nói, hiện thân xuất hiện trong sản phẩm âm nhạc của cô là biểu hiện sáng rõ cho các thực thể hậu nhân trong nhãn quan của các nhà hậu nhân luận. Cụ thể, đó là người máy, quái vật và những sinh vật lai ghép phi nhân. Chưa kể, vượt qua các giới hạn này, sản phẩm âm nhạc của cô cơ hồ đã thúc đẩy thêm nhãn quan phê phán với lập trường giải cấu trúc...