Skip to main content

Posts

Showing posts from April, 2020

CHIẾT QUANG THƠ NGÂN GIANG

CHIẾT QUANG THƠ NGÂN GIANG  [Võ Quốc Việt - Nguyễn Thị Giang., 2009] Trước hết, chiết quang chỉ những vật hay việc làm cho các tia sáng chiết toả ra, là một thuật ngữ của vật lí học nhưng đặc biệt mang tính hình tượng cho sự biểu hiện công việc phê bình. Nói thêm rằng, pha lê là một chất hiết quang. (Thanh Nghị(1967), Việt Nam tân từ điển (minh hoạ), Khai Trí, Sài Gòn). Theo Paul Tuffrau “Une philosophie des Sciences se développe, très active, à qui sa technicité confère l’autonomie; seuls y ont accès des philosophes specialisés, comme G. Bachelard”. (G. Lanson (1952), Histoire de la Francaise, Librairie Hachette, Paris. Tr 1315). (Dịch). Tác giả viết thêm rằng : Gaston Bachelard là một nhà tâm lí của tư duy khoa học, nhà siêu hình học; Ông cũng có nhiều hứng thú với những vấn đề của văn chương thể hiện qua sự học tập những bạn thơ siêu thực và là đồ đệ của S. Freud. Cũng chính ông đặt ra những vấn đề của “thần tứ”(nói như Lưu Hiệp) với sự hiện diện của bốn yếu tố tru...

BƯỚC ĐẦU KHÁM PHÁ VĂN CHƯƠNG TRẦN BẢO ĐỊNH

BƯỚC ĐẦU KHÁM PHÁ VĂN CHƯƠNG TRẦN BẢO ĐỊNH [Võ Quốc Việt - KHOL V., 2020] 1.                        Dấu ấn văn chương Trần Bảo Định Tiếp xúc với nhà văn, người ta không có cảm tưởng đang tiếp chuyện với một “tao nhân mặc khách”. Bạn sẽ thấy khoái trá bởi những câu chuyện dí dỏm vừa sâu sắc giàu triết lý vừa dân dã, “cười muốn rụng rún” của một ông già Nam bộ nhiều chuyện chánh hiệu. Cái duyên kì lạ của một bác nhà quê gần đất xa trời, lại mang bệnh tật, khiến bạn băn khoăn về nguyên do của sự lạc quan và tình yêu văn chương. Cái hay ở Trần Bảo Định là cách kể chuyện có vẻ như không cần đến triết lí. Chuyện làm sao thì kể ra làm vậy, không màu mè, không kiểu cách, không làm bộ làm tịch, “có sao nói vậy người ơi” (đây chẳng phải là tánh nết con người phương Nam hay sao !). Vậy mà chuyện Trần Bảo Định kể, nghe xong về ngẫm lại có lý. Như chuyện ông lí giải tại sao một...