Skip to main content

Posts

Showing posts from July, 2020

TIẾNG CƯỜI CÀ RỠN CỦA ÔNG GIÀ NAM BỘ NHIỀU CHUYỆN

TIẾNG CƯỜI CÀ RỠN CỦA ÔNG GIÀ NAM BỘ NHIỀU CHUYỆN 1.                        Cười như là cách thế ứng xử của người nhà quê ở miệt vườn Nam bộ a.                        Tiếng cười biểu hiện cho sự đôn hậu, chất phác, thiệt thà Tiếng cười tiếng nói của người Nam bộ gắn liền với sinh hoạt đời sống (có thể là chuyện trên đồng, chuyện trong nhà), tiện thể mở miệng nói để làm cho việc đồng áng hay gặp gỡ thêm phần vui vẻ. Có thể đó là khi má đang chuẩn bị món cá linh hấp mía, miệng nói với biểu chị Hai; có khi là thằng Tám ở Saigon về quê phụ đập lúa ma mà câu chuyện bày ra giữa lúc làm đồng. Tiếng cười chen vào lúc “tay làm” hay “hàm nhai”. Cuộc sống của người nhà quê giàu sinh khí chính là vì có tiếng cười giòn giã.   Mà phải ở chỗ thâm tình mới có được tiế...

NHỮNG DẤU ẤN CỦA TIỂU THUYẾT MỚI TRONG VĂN CHƯƠNG ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1954-1975)

NHỮNG DẤU ẤN CỦA TIỂU THUYẾT MỚI TRONG VĂN CHƯƠNG ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1954-1975) VÕ QUỐC VIỆT [1] 1.      Mở đầu. Trào lưu Tiểu thuyết mới [2] (Nouveau Roman/ New Novel) nổi lên ở Pháp với các đại diện tiêu biểu như Samuel Beckett, Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claude Simon, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier, …; xuất hiện khoảng thập niên 1950-1960 (tất nhiên, sự chuẩn bị và các yếu tố thúc đẩy cho sự xuất hiện của nó đã hình thành từ trước đó). Giữa các đại diện này, đôi chỗ, vẫn rất khác nhau về quan niệm sáng tác và thể loại nhưng họ đều khởi đi từ việc xác lập tư duy nghệ thuật mới trong địa hạt văn xuôi bắt đầu từ các mối quan hệ giữa nhà văn, thế giới, văn bản và người đọc. Do đó, có thể không hoàn toàn kết nối với nhau như một “văn đoàn” thống nhất, nhưng các tác giả này cùng vượt thoát khỏi phạm vi mà họ gọi là “tiểu thuyết truyền thống”. Ở Việt Nam, chúng tôi muốn nhắc lại ý kiến của Doãn Quốc Sỹ qua công trình biên khảo “ Văn học...